Đã từ rất lâu, sự phát triển mạnh mẽ của đô thị vốn mang một sức hút mãnh liệt với dân cư các vùng tỉnh lẻ.
Hầu hết học sinh trường tỉnh đều cố gắng hoàn thành xuất sắc bậc học phổ thông để được đổ vào đại học, cao đẳng của thành phố.
Những người trẻ rời quê lên thị tìm công việc vì nghĩ rằng ở đây họ có nhiều lựa chọn hơn để phát triển.
Người có vốn, có tích lũy vẫn ấp ủ nhiều dự định khởi nghiệp tại mảnh đất đô thành phồn hoa, vì ở đó, nhu cầu thị trường luôn màu mỡ hơn cả.
Bên cạnh đó, vẫn có những dòng chảy ngược dòng, những bạn trẻ, mang tư duy đổi mới cùng khao khát làm giàu từ chính tài nguyên, sản vật của quê hương.
Vậy, đâu là những tấm gương trẻ đã làm nên kỳ tích?!
1. Xúc xích sinh học Thủy Mộc Organic đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao
Cầm trên tay 2 tấm bằng đại học và đang làm nhân viên ngân hàng ở thủ đô, vì gặp biến cố gia đình nên mình quyết định về quê lập nghiệp. Mình đã từng kinh doanh nhiều mặt hàng khác trước khi chọn kinh doanh xúc xích.
Trần Thị Quang Cảnh, cô gái của Hương Sơn Hà Tĩnh bắt đầu mọi thứ với hai bàn tay trắng. Trải nghiệm nhiều công việc khác nhau vừa để tích lũy vốn liếng, vừa tìm kiếm hướng đi cho mình.
Cơ duyên sau khi mở một cửa hàng bán đồ ăn vặt nhỏ, khách đến mua ngày một đông, và cô nhận thấy nhu cầu của thị trường đối với xúc xích sạch là rất lớn.
Bao phen tìm hiểu, học hỏi nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm, thất bại cũng không ít, cô vẫn quyết tâm phát triển thương hiệu của mình. Và rồi sự cố gắng nào cũng được đền đáp.
Nhờ kết hợp với các trang trại đạt chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến VSATTP khép kín 1 chiều. Xúc xích ở Thủy Mộc mang hương vị đặc trưng, thơm ngon và vẫn giữ nguyên thành phần dinh dưỡng của thịt.
Sau khi có một lượng khách hàng đáng kể, Cảnh quyết định đăng ký chương trình OCOP 3 sao. Trãi qua thời gian dài kiểm tra thử nghiệm thì sản phẩm của cô đáp ứng được tất cả các tiêu chí mà chương trình đề ra. Từ đây, sản phẩm Thủy Mộc được tỉnh và huyện hỗ trợ đắc lực về truyền thông.
Đến hiện tại, Thủy Mộc sở hữu hơn 20 đại lý lớn nhỏ, quy mô kinh doanh ngày một mở rộng, lượng nhân viên cũng tăng gấp đôi. Hành trình của cô Founder bỏ phố về quê chứa đầy sự quyết tâm và tinh thần đáng nể.
Thành công của xúc xích Thủy Mộc cho ta thấy được sự đánh giá rất cao của thị trường thực phẩm đối với những thương hiệu đạt được các tiêu chuẩn thực phẩm sạch. Sự tuân thủ quy trình chế biến và chọn lựa nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP, VSATTP và chứng nhận OCOP 3 sao chính là thế mạnh làm nên tên tuổi, uy tín cho Thủy Mộc.
Khám phá trọn vẹn hành trình của Thủy Mộc Organic tại đây: https://avayha.com/thuc-pham-sach-thuy-moc/
2. Kinh doanh nhung hươu kiếm doanh thu 1 tỷ/tháng
Lại một tấm gương sáng của miền quê Hà tĩnh với ý tưởng rời phố về làng đạt thành tựu đáng khâm phục. Tháng 4/2021, Nguyễn Khắc Huân, sinh năm 1993, quyết định chấm dứt công việc đã có 8 năm kinh nghiệm trong ngành thương mại điện tử ở Hà nội để về với núi rừng Hương Sơn.
Nhung Hươu được xem là đặc sản của quê hương anh, nơi đây chính là thủ phủ chăn nuôi loài hươu sao lớn nhất cả nước.
Nhận thấy ưu điểm địa lý phù hợp cho chăn nuôi hươu, công dụng thần kỳ đối với sức khỏe của sản phẩm này và hơn cả nhung hươu là món quà tinh thần mà người cha quá cố của Huân đã để lại, ông là một người chăn nuôi hươu lão luyện khi phần lớn cuộc đời ông dành cống hiến cho nghề.
Anh Huân cùng vợ về quê phát triển mô hình chăn nuôi sạch, theo tiêu chí sản phẩm vì sức khỏe. Áp dụng công nghệ Nhật vào sản xuất và xây dựng nhà xưởng, máy móc.
Sau 5 tháng hoạt động, Nhung Hươu Việt đạt doanh thu 1 tỷ/ tháng. Dự án cũng hỗ trợ được bà con trong huyện tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, liên kết với hơn 100 hộ kinh doanh chăn nuôi hươu sao. Mạng lưới 1000 cộng tác viên khắp cả nước. Đến nay, sản phẩm đã dần có chỗ đứng và có được tệp khách hàng đáng kể.
Lấy sản vật của quê nhà làm đối tượng khởi nghiệp chính là hướng đi vừa an toàn vừa khôn ngoan. Tiếp nối ngành nghề quen thuộc của cha ông, từ đó tái cơ cấu và phát triển theo hướng chuyên môn hóa giúp bản thân người trẻ đủ am hiểu và tận dụng được công nghệ truyền thống của quê hương, làm tiền đề cho sự thành công.
Tìm đọc câu chuyện xây dựng thương hiệu Nhung Hươu Việt hoàn chỉnh tại: https://avayha.com/ban-nhung-huou-huong-son/
3. Đưa cây mãng cầu từng bị bỏ đi thành thương hiệu trà tốt cho sức khỏe
“Không muốn cứ mãi ổn định với công việc sáng đi tối về, không có gì đột phá. Thêm việc chứng kiến nông sản địa phương luôn trong tình cảnh được giá mất mùa, được mùa mất giá. Anh Nguyễn Văn Sơn trăn trở với quyết định về quê lập nghiệp.”
Qua tìm tòi, nghiên cứu anh Sơn cho biết mãng cầu ngoài công dụng ăn trái còn là một dược liệu quý có khả năng kháng ung thư đang được nhiều quốc gia trên thế giới chú ý đến.
Tuy nhiên tại quê nhà Đắk Lắk, loài cây trồng này chỉ được thu mua với giá vô cùng bèo bọt chỉ từ 3.000 – 4.000 đồng/kg. Thậm chí, có lúc còn không thể bán ra được, nhà vườn cứ để rơi rụng hoặc cho gia súc ăn.
Giữa năm 2018, anh quyết định về quê khởi nghiệp, vay mượn vốn từ bạn bè và âm thầm xây dựng chuỗi thử nghiệm sản phẩm trà mãng cầu. Sau khi đổ bỏ hàng tấn nguyên liệu, anh vẫn không từ bỏ. Cuối cùng thì công thức chế biến trà hoàn chỉnh cũng ra đời.
Công dụng chính của trà mãng cầu: giúp ngủ ngon, an thần, ổn định huyết áp và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra trà mãng cầu còn giúp thanh nhiệt cơ thể, thư giãn tinh thần.
Nhưng vì trên thị trường lúc bấy giờ, trà mãng cầu hoàn toàn xa lạ, việc bán ra những lượng hàng đầu tiên trở thành thách thức lớn.
“Cứ ở đâu có hội chợ, có triển lãm, miễn nơi đâu có khách hàng là tôi đều tìm đến giới thiệu. Tôi tìm kiếm những đại lý, cửa hàng chuyên bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe để chào hàng. Sau đó tiếp tục tìm hiểu phát triển marketing cho website và fanpage.”
Cuối năm 2018, anh Sơn đạt giải 3 cuộc thi khởi nghiệp Đắk Lắk và được tỉnh nhà hỗ trợ mạnh mẽ vấn đề truyền thông. Sản phẩm được giới thiệu rộng rãi.
Hiện tại, Trà Mãng Cầu Nguyễn Văn đã có mặt trên các tỉnh như Hà Nội, Nha Trang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Hàn Quốc.
Thêm một bí quyết nữa cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp tại quê nhà. Hình thức tiêu thụ truyền thống của nông sản hầu như đã dần thoái trào, vấn đề này khiến cung ngày càng vượt cầu và đưa giá cả vài nông sản rớt xuống mức bèo bọt. Hãy thử nghiên cứu ra một sản phẩm mới với cách chế biến mới lấy sức khỏe làm đầu, điều này giúp tạo ra những cơ hội rộng mở hơn cho nông sản Việt.
Khám phá toàn bộ câu chuyện trà Nguyễn Văn tại link: https://avayha.com/tramangcau/
4. Kỳ tích trồng thanh long sinh thái trên vùng ngập mặn
Đất trồng miền Tây ngày càng bị nhiễm mặn, cản trở canh tác, là nỗi ám ảnh lớn của người dân, vì hầu như chẳng mấy loại cây hay con giống nào có thể sống ở điều kiện thổ nhưỡng như vậy.
Trúc Lâm cùng gia đình đã tạo nên kỳ tích là cho ra đời giống cây ăn trái đầu tiên sống ở vùng ngập mặn, cây thanh long.
Bắt tay thử nghiệm tìm con đường sáng cho mảnh đất mặn ngay từ năm 2011, Lâm và gia đình đã thất bại trên 40-50 con giống khác nhau, từ tôm cá đến các loại cây ăn quả như: sapo, mãng cầu… Cuối cùng, thanh long được phát hiện với khả năng cộng sinh trên thân cây mắm. Từ đó Lâm và cha bắt tay vào trồng và nghiên cứu sâu hơn.
Vụ đầu, gia đình anh thu hoạch được 5-7kg/gốc thanh long, đỉnh điểm nhất là sản lượng đạt đến 20kg trên một gốc thanh long.
Điểm đặc biệt của thanh long được trồng trên vùng ngập mặn là ngoại hình của vỏ bóng, mỏng màu tím sen, khác biệt màu sắc so với các loại thanh long khác. Ngoài ra, thịt lại ít hạt và có mùi vị của nhãn đặc trưng.
Hiện tại, dự án đã bước qua gần 10 năm nghiên cứu và phát triển. Thông qua báo chí, truyền hình, tâm huyết của cả gia đình Lâm được biết đến rộng rãi hơn.
Không chỉ vậy, dự án thanh long của Mai Gia còn đạt được nhiều giải thưởng lớn như: Én xanh – cuộc thi Én xanh 2019, giải khuyến khích – Eureka 2019, giải tư – Business Ideas 2019, giải ba – Ý tưởng khởi nghiệp CIC 2019, giải hai – Khởi nghiệp quốc gia 2019, giải hai – Ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp trong tầm tay 2019. Ngoài ra, “Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn” còn lọt Top 20 dự án có tác động xã hội.
Điểm đáng chú ý nhất trong dự án thanh long Mai Gia nằm ở sự kiên trì đáng nể của cả gia đình Lâm. Bên cạnh đó, nỗ lực sáng tạo trong lai tạo giống cây trồng mới đã giúp họ tạo ra kỳ tích hiếm có. Mai Gia đã chứng minh rằng, nuôi trồng không hề bị phụ thuộc vào thổ nhưỡng.
Tìm hiểu chi tiết hành trình trồng thanh long vùng ngập mặn của Trúc Lâm, mời bạn đọc ghé qua: https://avayha.com/thanh-long-trong-tren-vung-ngap-man/
Khởi nghiệp có lẽ là con đường gian nan và đầy thử thách nhất. Ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng có lối đi cho những người trẻ đủ bản lĩnh, đủ nhiệt huyết. Đâu đó là những kỳ tích chưa từng có được tạo ra từ những con người bình thường nhất.
Chúc quê hương ta luôn có những con người dám nghĩ dám làm, để trên mỗi vùng lãnh thổ quốc gia luôn sẵn sàng chuyển mình phát triển mạnh mẽ.