Nếu như bạn đang có ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm online nhưng vẫn lăn tăn về vốn đầu tư. Bài viết này đích thị dành cho bạn. Sau đây, hãy cùng AVậyHả tìm hiểu xem chi phí vốn bỏ ra cho một shop mỹ phẩm online sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu nhé!
Có phải kinh doanh mỹ phẩm online cần từ 50 – 100 triệu tiền vốn?
Theo chia sẻ từ 2 nhà sáng lập “Shop hàng xách tay Pháp” và pum.thelips, mức vốn khởi điểm cả hai phải bỏ ra để bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm online lần lượt là 30 triệu và 1 triệu đồng. Con số này hoàn toàn thấp hơn so với sự lo lắng của bạn rằng “Liệu có phải chi từ 50 – 100 triệu để bắt đầu kinh doanh về mỹ phẩm”.
Như vậy, bạn không nhất thiết phải bỏ ra số tiền hơn 50 triệu đồng để có thể start-up cửa hàng của mình. Đặc biệt là khi kinh doanh online đã giúp bạn không bị áp lực về chi phí mặt bằng như kinh doanh offline.
Bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm online như thế nào?
Để bắt đầu mở cửa hàng mỹ phẩm online. Bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.
- Tìm nguồn hàng: Đối với lĩnh vực mỹ phẩm, nguồn hàng là nút thắt quan trọng dẫn đến sự thành công và phát triển của cửa hàng. Vì vậy, chúng cần phải đảm bảo các tiêu chí về chất lượng. Bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng chất lượng tại website hãng, siêu thị hoặc store được phân phối chính thức và cũng như các nhà phân phối của hãng.
- Tìm kiếm đơn vị vận chuyển: Hiện tại mỹ phẩm thường được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu các đơn vị vận chuyển uy tín với mức chi phí phù hợp. Ngoài ra, đơn vị vận chuyển có dịch vụ ship hàng nhanh chóng cũng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho shop của bạn.
- Xác định khách hàng mục tiêu: Ngay từ khi quyết định kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần xác định rõ ràng đối tượng khách hàng cụ thể của mình là ai => lựa chọn các sản phẩm phù hợp và lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
- Xây dựng thương hiệu: Làm việc trong ngành làm đẹp, đòi hỏi bạn cần có sự kỹ tính về mặt thương hiệu. Từ hình ảnh logo, packing, ảnh sản phẩm… phải có sự chỉn chu, đầu tư và không lỗi mốt. Nếu không, thương hiệu của bạn sẽ khó thu hút được khách hàng => ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Lựa chọn kênh bán phù hợp: Hiện nay các shop mỹ phẩm online thường bán sản phẩm của mình trên các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram. Ngoài ra, Shopee cũng đang dần trở thành kênh mua sắm về làm đẹp được ưa chuộng từ cả người mua lẫn người bán. Vì vậy, nếu bạn cân nhắc lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Hãy thử bắt đầu với các trang MXH và Shopee.
Có những khó khăn nào khi kinh doanh mỹ phẩm online?
Theo Hà Phương – nhà sáng lập pum.thelips, một trong những khó khăn ban đầu khi kinh doanh mỹ phẩm online đó là xác định khách hàng mục tiêu. Để có chân dung ban đầu về khách hàng của mình, bạn có thể thử trả lời một số câu hỏi sau:
- Họ là ai? Giới tính nào?
- Độ tuổi trong khoảng bao nhiêu?
- Công việc, nghề nghiệp như thế nào?
- Mức thu nhập trung bình?
- Họ quan tâm đến làm đẹp như thế nào?
Xem thêm: Nữ sinh năm 3 kiếm được 200tr/th nhờ kinh doanh mỹ phẩm online
Ngoài Phương, chị Ánh Tuyết – chủ shop Hàng xách tay Pháp cũng đã chia sẻ rằng khó khăn lớn nhất hiện tại của chị đó chị cạnh tranh với đối thủ. Lý do là vì ngày nay có rất nhiều cửa hàng cùng kinh doanh chung mặt hàng.
Vì vậy, ngoài chất lượng sản phẩm tốt, người kinh doanh còn phải cạnh tranh về giá và nắm bắt được thị trường đang “hot trend” sản phẩm nào để có thể thu hút và giữ chân khách hàng đến shop.
Làm sao tìm và giữ chân khách hàng khi kinh doanh mỹ phẩm online?
Có rất nhiều cách để tìm kiếm và giữ chân khách hàng ở lại với shop, dưới đây AVậyHả sẽ gợi ý cho các bạn một vài cách được hai nhà sáng lập “Shop hàng xách tay Pháp” và “pum.thelips” áp dụng
Với khách hàng mới:
- Sử dụng Kols, influencers để truyền thông: Kols hay influencers đều là những người có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng hay một nhóm khách hàng nhất định. Đồng nghĩa họ sẽ có rất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội. Vì vậy, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của mình là ai => booking influencers giới thiệu sản phẩm/shop => kéo traffic về cửa hàng => Shop sẽ được nhiều biết đến và khả năng chuyển đổi mua hàng cao hơn.
- Chăm sóc khách hàng: Nhắn tin hỏi thăm feedback về sản phẩm, khách hàng cảm thấy thế nào, có vấn đề hay cần tư vấn gì thêm không => Có thể sử dụng feedback để quảng cáo thêm cho khách hàng mới.
- Giá ưu đãi cho khách làm trong cơ quan nhiều nữ: Đây là cách giúp shop có thêm được nhiều khách hàng mới từ sự giới thiệu của khách cũ đã mua
Với khách cũ:
- Áp dụng ưu đãi: Xây dựng cơ chế tích điểm để giảm giá hoặc ưu đãi từ 5%-10%. Thường xuyên tương tác trên mạng xã hội, tặng quà nhân sinh nhật hoặc lễ tết với khách VIP.
Nên sử dụng công cụ hay phần mềm nào khi kinh doanh mỹ phẩm online?
Có rất nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ cho bạn trong việc kinh doanh online. Dưới đây AVậyHả sẽ giới thiệu bạn một số công cụ hỗ trợ cho dự án.
- Nền tảng bán hàng: Shopee, Facebook, Instagram
- Nền tảng booking Kols phù hợp: Tiktok, Facebook, Instagram.
- Công cụ hỗ trợ quản lý kinh doanh và danh sách khách hàng: Kiot Việt
- Công cụ tự thiết kế ảnh: Canva, Pixlr, phần mềm photoshop
- App quản lý đơn hàng: Giaohangtietkiem, GHN…
Lời khuyên cho người mới bắt đầu?
“Với thời đại kinh doanh 4.0 như bây giờ, người người nhà nhà mua bán trên Internet thì không có gì là muộn khi bạn có đam mê và nhiệt huyết với dự án kinh doanh của mình. Thời gian đầu, điều quan trọng nhất chính là định hướng sản phẩm và số vốn bạn có. Liên tục học hỏi và cập nhật những thứ mới mẻ để làm phong phú sản phẩm của bạn”.
Nguyễn Ánh Tuyết – Sáng lập Shop hàng xách tay Pháp
Xem thêm: Bật mí cho bạn 5 ý tưởng kinh doanh có vốn dưới 50 triệu.
[…] Top 6 điều cần biết cho người kinh doanh mỹ phẩm online […]